Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Xu hướng đào tạo?

Lượt xem:

Đọc bài viết

Ngành công nghệ thực phẩm hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ nhờ sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực chế biến nông sản và thủy sản, dẫn đến nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có hiểu biết và chuyên môn. Đây là một ngành học đầy tiềm năng, hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội. Bạn đang thắc mắc học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp khi theo học ngành công nghệ thực phẩm, một trong những ngành học đầy triển vọng hiện nay.

Ngành công nghệ thực phẩm là gì?

Công nghệ thực phẩm, hiểu một cách đơn giản là ngành đào tạo chuyên về các lĩnh vực liên quan đến thực phẩm như cách bảo quản, chế biến, kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm. Ngoài ra, ngành công nghệ thực phẩm còn đảm nhiệm việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, quản lý các quy trình sản xuất và bảo quản thực phẩm, cũng như tạo ra nguyên liệu mới cho các lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, và hóa học,… Các ứng dụng của ngành này rất đa dạng, cụ thể và hữu ích trong đời sống hằng ngày, vì vậy cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm cũng rất rộng mở.

Xu hướng đào tạo ngành công nghệ thực phẩm

Xu hướng đào tạo

Ngành công nghệ thực phẩm sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hóa học và sinh học; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; các phương pháp chế biến thực phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như cách tối ưu hóa dinh dưỡng trong thực phẩm,…

Ngoài ra, ngành công nghệ thực phẩm còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành về tổ chức và quản lý (công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm), cũng như điều hành quy trình sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Sinh viên cũng sẽ được học về nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt và vận hành dây chuyền sản xuất.

Khi theo học ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được học trong các phòng thí nghiệm hiện đại và nhận đào tạo toàn diện từ lý thuyết đến thực hành. Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng về toán học và khoa học tự nhiên, đồng thời có cơ hội tìm hiểu quy trình đánh giá an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, thông qua các chuyến tham quan thực tế tại các nhà máy và khu công nghiệp, sinh viên sẽ có cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức.

Chương trình đào tạo công nghệ thực phẩm

Dưới đây là một số môn học chuyên ngành của ngành công nghệ thực phẩm được giảng dạy trong chương trình đào tạo ở chương trình đại học:

  • Phát triển sản phẩm 
  • Phân tích thực phẩm 
  • Công nghệ sau thu hoạch 
  • Công nghệ chế biến thực phẩm 
  • Công nghệ sinh học thực phẩm 
  • Hóa sinh học thực phẩm 
  • Vi sinh vật học thực phẩm 
  • Dinh dưỡng 
  • Quản lý chất lượng 
  • An toàn thực phẩm 
  • Thực phẩm chức năng 
  • Quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm 
  • Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm 
  • Công nghệ sản xuất và chế biến bia, rượu, nước giải khát; rau quả; dầu thực vật; đường, bánh, kẹo; thịt cá, thủy sản, trứng; trà, cà phê, ca cao; lương thực, gia vị,… 

Ngành công nghệ thực phẩm thi khối nào, điểm chuẩn bao nhiêu?
Khi đăng ký tuyển sinh vào ngành công nghệ thực phẩm, các trường đại học thường yêu cầu thí sinh thi hoặc xét tuyển thông qua nhiều tổ hợp môn khác nhau. Dưới đây là chi tiết các khối và tổ hợp môn phù hợp và điểm chuẩn cho ngành này:

Ngành công nghệ thực phẩm xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C02:: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Điểm chuẩn của ngành công nghệ thực phẩm

Điểm chuẩn ngành công nghệ thực phẩm tại các trường đại học thường nằm trong khoảng từ 15 – 25 điểm, tùy thuộc vào tổ hợp môn và phương thức xét tuyển của mỗi trường.

Ngành công nghệ thực phẩm nên học trường nào?

Hiện nay, Việt Nam có nhiều trường đại học đào tạo ngành công nghệ thực phẩm, điều này khiến thí sinh băn khoăn về việc chọn trường nào là tốt nhất. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành công nghệ thực phẩm phân theo từng khu vực.

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định)
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Sao Đỏ
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
  • Đại học Hoa Sen

Học công nghệ thực phẩm ra làm gì?

Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Sau đây là những vị trí nghề nghiệp mà các sinh viên mới ra trường có thể đảm nhận. Ngành này hiện đang thiếu hụt nguồn nhân lực nhất là thị trường tuyển dụng Cần Thơ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm phong phú trên thị trường lao động, chẳng hạn như:

Nhân viên kiểm định chất lượng (QA)

Công việc của nhân viên QA thực phẩm chủ là việc kiểm soát và đánh giá chất lượng đầu vào, cũng như triển khai các biện pháp Xử lý ngay khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

  • Giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của dịch vụ và sản phẩm.
  • Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, sau đó xử lý theo quy định của công ty.
  • Phát hiện và loại bỏ hoặc trả lại tất cả các sản phẩm và nguyên liệu không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.

Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC)

Nhân viên QC thực phẩm có trách nhiệm kiểm soát các thông số kỹ thuật của sản phẩm và quy trình sản xuất theo SOP và kế hoạch kiểm soát chất lượng.

  • Giám sát công nhân và quy trình sản xuất để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện 5S.
  • Xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình làm việc và báo cáo ngay cho quản lý để được xử lý kịp thời.
  • Phối hợp với bộ phận sản xuất để kiểm soát hao hụt trong quy trình sản xuất theo KPI của nhà máy.
  • Kiểm tra và đảm bảo tính tuân thủ trong các công đoạn vận hành đóng gói và sản phẩm hoàn thiện.

Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)

Dưới đây là các nhiệm vụ mà nhân viên trong lĩnh vực R&D cần thực hiện:

  • Phối hợp với các phòng ban khác để khảo sát tình hình thị trường.
  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.
  • Thực hiện cải tiến và điều chỉnh sản phẩm theo yêu cầu của cấp trên.
  • Đối với sản phẩm bị khách hàng khiếu nại hoặc phát hiện lỗi, nhân viên cần tiến hành thu hồi ngay lập tức.
  • Thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm mới.
  • Đảm bảo rằng việc phát triển sản phẩm tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn pháp luật.

Kỹ sư công nghệ thực phẩm

Công việc của kỹ sư công nghệ thực phẩm gồm:

  • Thực hiện kiểm soát quá trình tiếp nhận nguyên liệu
  • Giám sát, điều hành hoạt động sản xuất theo đúng quy trình, nguyên tắc cụ thể
  • Tiến hành công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Đánh giá và phân tích mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thực hiện các quy trình liên quan đến chế biến, sản xuất và bảo quản thực phẩm.

Kỹ sư sản xuất (Production engineer)

Kỹ sư sản xuất đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng trong quy trình sản xuất.

  • Giám sát quy trình để đảm bảo hiệu quả và an toàn, phát triển kế hoạch sản xuất để cải thiện chi phí và điều kiện làm việc. 
  • Dự đoán và chẩn đoán các vấn đề, lập kế hoạch đào tạo, và thiết lập quy trình sản xuất bảo vệ sức khỏe người lao động và môi trường. 
  • Cập nhật cải tiến, ghi chép những trường hợp không an toàn.
  • Lập lịch trình và ngân sách cho dự án.
  • Tổ chức họp với các bên liên quan để phân tích và cải tiến dây chuyền sản xuất.

Nhân viên bếp

Nhân viên bếp là những người làm việc trong nhà bếp dưới sự hướng dẫn của bếp trưởng. Họ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau để hỗ trợ quá trình nấu nướng, bao gồm chuẩn bị nguyên liệu, chế biến món ăn và giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc.

Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist)

Công việc chính của chuyên gia dinh dưỡng:

  • Chuyên gia dinh dưỡng cung cấp tư vấn và giải thích về các vấn đề dinh dưỡng, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về chế độ ăn uống.
  • Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân sau khi bác sĩ chẩn đoán và giúp mọi người hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, cách tăng cơ và giảm mỡ, cũng như các chất cần thiết cho trẻ em và liều lượng phù hợp. 
  • Xây dựng kế hoạch ăn uống cá nhân hóa, đặc biệt cho những người có yêu cầu nghiêm ngặt về cân nặng và sức khỏe. 
  • Cung cấp thông tin dinh dưỡng phù hợp cho từng đối tượng và hỗ trợ cán bộ y tế cải thiện sức khỏe bệnh nhân.

Kỹ thuật viên sản xuất

Kỹ thuật viên sản xuất có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công thức chế biến hoặc sản xuất cụ thể cho một sản phẩm. Hướng dẫn chi tiết công việc cho các nhân sự khác như công nhân, kỹ thuật viên trong từng giai đoạn sản xuất (sơ chế, bóc tách nguyên liệu, chế biến, đóng gói, dán nhãn, v.v.). Đồng thời kiểm tra, theo dõi bộ phận trong dây chuyền sản xuất, đôn đốc nhân viên, nhắc nhở đảm bảo tiến độ và tuân thủ các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định của công ty.

Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff)

Việc kiểm nghiệm thực phẩm đóng vai trò then chốt và là yêu cầu bắt buộc trong quá trình sản xuất. Các nhiệm vụ kiểm nghiệm bao gồm:

  • Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào
  • Giám sát các giai đoạn sản xuất để đảm bảo thực hiện đúng quy trình và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
  • Thực hiện kiểm nghiệm định kỳ để đánh giá chất lượng sản phẩm và hạn sử dụng
  • Kiểm tra mật độ vi sinh vật, vi khuẩn, nấm gây bệnh, hoặc phát hiện dị vật trong thực phẩm
  • Kiểm tra hóa chất độc hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kháng sinh trong thực phẩm
  • Kiểm định khi nhập hoặc xuất khẩu thực phẩm.

Nhân viên bộ phận thu mua

Công việc chính của bộ phận thu mua:

  • Lập kế hoạch mua hàng
  • Thực hiện trực tiếp các giao dịch với đối tác và nhà cung cấp.
  • Tìm kiếm, đánh giá và đàm phán với nhà cung cấp, đồng thời lựa chọn tiêu chí nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu của công ty.
  • Kiểm tra quá trình  hoạt động của nhà cung cấp.
  • Theo dõi sát sao tiến độ đơn đặt hàng và phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo giao và nhận hàng đúng tiến độ.
  • Kết hợp với bộ phận kho để kiểm tra hàng hóa khi nhận từ nhà cung cấp phải đảm bảo hàng hóa đáp ứng yêu cầu về quy cách và số lượng, sau đó mới tiến hành nhập kho.
  • Làm công nợ thanh toán.
  • Nếu có phát sinh, nhân viên thu mua cần linh hoạt để ứng phó kịp thời

Nhân viên vận hành máy

Một số công việc của nhân viên vận hành máy:

  • Thực hiện các công việc sản xuất
  • Đảm bảo chất lượng của từng loại sản phẩm.
  • Tiến hành dọn dẹp dây chuyền, vệ sinh thiết bị
  • Ghi chép đầy đủ và kịp thời hồ sơ lô, phiếu vệ sinh, sổ giờ máy, cùng với nhiệt độ và áp suất trong phòng.
  • Sử dụng đúng nguyên liệu và bao bì phù hợp cho từng lô sản phẩm.
  • Đảm bảo kiểm tra tồn trữ bin và theo dõi chu kỳ sử dụng bin cho sản phẩm.
  • Bảo quản thiết bị nhà xưởng
  • Hỗ trợ kỹ thuật khắc phục các sự cố máy móc.

Giám sát viên sản xuất (Production supervisor)

Công việc cụ thể của giám sát viên sản xuất: 

  • Quản lý nhân lực, tổ chức ca và lịch làm việc cho công nhân sản xuất.
  • Đào tạo và kiểm tra năng lực của công nhân.
  • Quản lý vệ sinh
  • Theo dõi chặt chẽ chất lượng thành phẩm các giai đoạn sản xuất 
  • Thực hiện tuần tra và giám sát quy trình thao tác cũng như quy trình vệ sinh của công nhân để giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất
  • Kiểm tra các báo cáo sản xuất hằng ngày
  • Quản lý nguyên vật liệu, sản lượng: Giám sát tồn kho nguyên vật liệu, sắp xếp các kho nguyên liệu, thành phẩm; tình trạng phế phẩm, phế liệu trong nhà máy. 
  • Quản lý thao tác, triệt để tai nạn lao động

Mức lương của ngành công nghệ thực phẩm có cao không?

Sau khi giải đáp thắc mắc công nghệ thực phẩm làm nghề gì? Thì mức lương trong ngành này, giống như nhiều lĩnh vực khác, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm trình độ học, kỹ năng, kinh nghiệm, vị trí công việc, quy mô công ty và khu vực địa lý. Tại thị trường việc làm công nghệ thực phẩm cần thơ, hay một số nơi khác sinh viên mới ra trường thường bắt đầu với các vị trí sơ cấp, nên mức lương khởi điểm thường dao động trong khoảng 5.000.000 đến 6.000.000 VNĐ mỗi tháng. Khi có thêm kinh nghiệm và phát triển chuyên môn, khả năng thăng tiến trong ngành sẽ trở nên rất cao. Mức lương cho các chuyên viên, kỹ sư, quản lý và giám sát có thể đạt từ 2.000 đến 3.000 USD mỗi tháng.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp các bạn giải đáp thắc mắc về học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Đây là một lĩnh vực không chỉ mang lại nhiều cơ hội việc làm mà còn có tiềm năng phát triển lớn cho sinh viên. Bên cạnh việc tìm hiểu về công việc tương lai, việc lựa chọn một trường học hoặc cơ sở đào tạo uy tín cũng rất quan trọng. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này và làm cơ sở cho quyết định của mình về việc theo đuổi ngành Công nghệ thực phẩm.